This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

FGFDHGHD

VGFDHGFN  HGF H

HOAT DONG HOC

Bí quyết tránh vung tay quá trán khi tiêu Tết

Trên một diễn đàn mạng, chị Hồng, một cô con dâu ở Hà Nội than thở về cái Tết tốn kém vì riêng tiền lo cho nhà chồng đã khoảng 30 triệu đồng.
Chủ đề này lập tức thu hút sự quan tâm của hàng loạt ông bố bà mẹ khác. Có người chê chị "tính toán", với họ 30 triệu đồng vẫn chưa đủ, rằng nhà anh này nhẩm sơ sơ đã tốn 40 triệu đồng. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng tiêu Tết không nhất thiết phải vung tay quá trán trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.
Câu hỏi "tiêu Tết bao nhiêu là vừa" không có một câu trả lời rõ ràng mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của gia đình mỗi tháng là bao nhiêu, kinh tế hai nhà nội ngoại, các mối quan hệ xã hội nhiều thế nào. Nhìn chung, chi tiêu Tết ở các gia đình bao gồm 5 loại sau: chi phí mua thực phẩm, bánh kẹo và rượu bia; tiền và quà biếu hai bên nội ngoại; tiền mừng tuổi; tiền mua hoa, trang trí nhà cửa; sắm sửa quần áo mới, đồ dùng mới.
Trong đó, chi phí mua thực phẩm và tiền biếu hai bên gia đình thường "ngốn" nhiều nhất trong tổng chi tiêu trong dịp Tết. Chi phí mua thực phẩm bao gồm đồ để ăn trong mấy ngày Tết như bánh chưng, các loại thực phẩm để được lâu, dưa hành. Tiền mua hoa quả để thắp hương trong những ngày Tết cũng không rẻ vì dịp này các loại hoa quả đều tăng giá mạnh. Bánh kẹo, rượu bia dùng để đãi khách khi đến nhà cũng là những thứ không thể không mua.
Về tiền biếu ông bà, truyền thống của gia đình Việt là mỗi khi Tết đến, các đôi vợ chồng thường có những khoản tiền biếu hai bên gia đình, thay vì ngược lại. Còn các ông bà thường chỉ tốn tiền mừng tuổi cháu chắt. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế, số tiền biếu này có thể chỉ mang tính tượng trưng, hoặc nhiều đủ để các ông bà sắm Tết. Ngoài ra, chi phí mua hoa về cắm, đào quất về chưng cũng tốn hàng triệu đồng.
Để có một cái Tết tiết kiệm, các bà nội trợ rỉ tai nhau một số biện pháp như sau:
sam-tet-JPG-3028-1388657644.jpg
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Âm lịch, các bà nội trợ bắt đầu lên kế hoạch sắm Tết tiết kiệm.
1. Nâng cao tinh thần "của nhà trồng được"
Truyền thống tự làm bánh chưng, mứt kẹo đang quay trở lại. Các bà nội trợ tự làm vừa để tiết kiệm hơn so với đi mua, vừa để bảo vệ gia đình trước các mối nguy về an toàn thực phẩm gần đây. Nhìn chung, hầu hết các loại thực phẩm ăn Tết đều dễ làm nếu chị em có thời gian, ví dụ như tự muối dưa hành, tự làm bánh quy, giò lụa, giò tai, mứt Tết các loại. Hướng dẫn cách làm những món ăn này đầy rẫy trên mạng và gần như ai cũng có thể làm được.
2. Lên danh sách những thứ cần mua và quyết không vượt ngân sách
Để sắm Tết tiết kiệm, các bà nội trợ cần liệt kê chi tiết những thứ cần mua, tổng chi phí trong phạm vi túi tiền. Danh sách nhằm ngăn ngừa tình trạng sa đà vào mua những thứ vô bổ, không cần thiết.
Thực tế cho thấy khi đi sắm Tết, các bà nội trợ dễ "hoa mắt" trước bạt ngàn sản phẩm cho Tết và dễ dàng có tâm lý "vung tay quá trán". "Một năm chỉ có một lần Tết thôi, không vấn đề gì" là suy nghĩ có thể khiến họ hối hận khi tổng kết chi tiêu vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Ví dụ nếu nhà đã có một cái khay đựng mứt còn dùng tốt, chắc chắn bạn không nên mua một cái khay khác chỉ vì thấy nó đẹp hơn.
3. Tiêu chí "bớt và giản tiện"
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, lương ít, thưởng nhiều khi không có, các bà nội trợ áp dụng phương châm thắt lưng buộc bụng cho cả dịp Tết Âm lịch. Tiêu chí là "bớt được cái gì thì bớt, không thêm", loại bỏ những thứ không cần thiết từ năm ngoái. Ví dụ nếu năm ngoái mừng tuổi là 100.000 đồng, thì nay các gia đình có thể tiết kiệm bằng cách dùng loại tiền mệnh giá 50.000 đồng. Thay vì bỏ ra vài triệu đồng để mua một bình hoa ly lớn, gia đình có thể thay bằng các loại hoa rẻ hơn, hoặc chỉ cần một cành đào là đủ thấy không khí Tết.
Ngoài ra, hiện nay các chợ thường họp sớm từ mồng 2 Tết. Do đó, các bà nội trợ không cần chi quá nhiều tiền mua thực phẩm tích trữ, vừa gây tâm lý ngán ăn vừa tốn kém.
4. Đi sắm Tết sớm
Gần như tất cả các loại thực phẩm, đồ uống đều tăng giá vào dịp Tết. Nếu để sát ngày 30 tháng Chạp mới đi sắm đồ, các bà nội trợ dễ gặp cảnh hàng trăm nghìn đồngmột nải chuối, hoặc giá bia tăng hàng chục phần trăm. Do đó, với những thứ có thể để được khá lâu như rượu bia, bánh kẹo, bạn cần sắm từ sớm.
Anh Đức

Tàu phá băng bị kẹt trong băng

Một tàu phá băng của Trung Quốc, có nhiệm vụ giải cứu tàu du lịch Nga bị kẹt trong băng ở Nam Cực, hiện cũng không thể di chuyển do lớp băng quá dày vây xung quanh.

tuyet-long-5643-1388799804.jpg
Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc hiện bị kẹt trong băng. Ảnh: BBC
AFP dẫn lời giới chức Australia xác nhận, Tuyết Long, con tàu đã dùng trực thăng để sơ tán 52 người trên tàu Nga Akademik Shokalskiy gặp nạn hôm 2/1, hiện không thể tự giải cứu mình.
"Nỗ lực của Tuyết Long để di chuyển qua lớp băng sáng sớm nay không thành công", Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA) cho biết trong một thông báo. "Tuyết Long xác nhận với Cơ quan An toàn Hàng hải rằng nó đang bị băng bao vây".
Trước đó, Tuyết Long từng phải dừng lại trên hành trình phá băng để tiếp cận tàu Shokalskiy, do gặp khó khăn khi di chuyển trong băng. Cuối ngày hôm qua, giới chức đã bày tỏ lo ngại về lớp băng dày bao quanh tàu Tuyết Long nhưng cho biết nó sẽ tự giải thoát vào sáng nay.
AMSA cho hay, dù nỗ lực lần này bất thành, trưởng tàu Trung Quốc xác nhận rằng con tàu vẫn an toàn và không cần trợ giúp.
"Hiện chưa có nguy hiểm gì với các thành viên trên tàu Tuyết Long", AMSA nói, cho biết thêm rằng tàu có đủ lương thực cho vài tuần tới.
Tàu du lịch MV Akademik Shokalskiy của Nga chở tổng cộng 74 người, bị mắc kẹt trong băng, cách đảo Tasmania của Australia hơn 2.700 km về phía nam, cách căn cứ Dumont D'Urville của Pháp ở châu Nam Cực khoảng 185 km, từ sáng 24/12.
Nhiều tàu phá băng đã cố gắng tiếp cận con tàu nhưng không thành, trong đó có Tuyết Long và tàu tiếp vận Aurora Australis của Australia. Thời tiết khắc nghiệt ban đầu cũng làm hoãn kế hoạch cứu hộ bằng trực thăng.
52 nhà khoa học, hành khách và phóng viên trên Shokalskiy hiện đã được trực thăng của Tuyết Long sơ tán đến Aurora Australis. Tàu tiếp vận sẽ đi qua căn cứ Casey của Australia để tiếp nhiên liệu, trước khi đưa nhóm người này về đảo Tasmania trong hai tuần tới.
Đồ họa mô phỏng quá trình cứu hộ tàu du lịch Nga. 1. Tàu Akademik Shokalskiy khởi hành từ New Zealand đến Nam Cực. 2.  Shokalskiy bị kẹt trong băng ở Nam Cực3. Trực thăng Trung Quốc giải cứu 52 hành khách trên  Shokalskiy4. Tàu tiếp vận Aurora Australis dự kiến đưa các hành khách về Australia vào giữa tháng một.
Đồ họa mô phỏng quá trình cứu hộ tàu du lịch Nga.
1. Tàu Akademik Shokalskiy khởi hành từ New Zealand đến Nam Cực.
2. Shokalskiy bị kẹt trong băng ở Nam Cực.
3. Trực thăng Trung Quốc giải cứu 52 hành khách trên tàu Shokalskiy.
4. Tàu tiếp vận Aurora Australis dự kiến đưa các hành khách về Australia vào giữa tháng một.
Đồ họa: BBC
Anh Ngọc

Bắt nữ giám đốc thuê 70 người chặt phá vườn người dân

Sau nhiều lần thương lượng đền bù đất không thành, nữ giám đốc được cho là đã thuê 70 người hung hãn cầm rựa, dao quắm chặt phá hơn 2.600 cây cà phê của nông dân.

Ông Phạm Triều, Phó chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, Lâm Đồng cho biết, ngày 3/1, công an huyện đã bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Lan, giám đốc công ty TNHH Ngọc Thảo - Đà Lạt về hành vi Hủy hoại tài sản.
con-do-4375-1388753953.jpg
Đám côn đồ với dao, rựa hung hãn vào chặt vườn cà phê của ông Liệu. Ảnh: Người dân cung cấp
Theo điều tra ban đầu, Công ty Ngọc Thảo được UBND tỉnh Lâm Đồng giao 40 ha đất để trồng cây nguyên liệu và đặc sản với điều kiện những diện tích còn vướng các hộ dân, doanh nghiệp phải tự thỏa thuận đền bù để thu hồi. Tuy nhiên, qua 5 năm nhận đất nhưng công ty không thu hồi được đất từ người dân.
Sáng 28/11/2013, theo đề nghị của Công ty Ngọc Thảo, đoàn công tác liên ngành của huyện Lạc Dương tổ chức xác định ranh giới khu đất mà công ty này được tỉnh Lâm Đồng cho thuê. Đến trưa, giám đốc Công ty Ngọc Thảo được cho là đã thuê 70 người mang theo rựa, dao quắm, ná cao su... đốn hạ hơn 2.600 cây cà phê và cây ăn trái, trong đó có 1.300 cây cà phê đang cho thu hoạch, của gia đình ông Đặng Văn Liệu. Thiệt hại ước tính 177 triệu đồng.
Trình bày với cơ quan điều tra, bà Nguyễn Thị Lan cho biết, khu vườn của ông Liệu nằm trong diện tích đất được nhận của công ty. Nhiều lần công ty đã thỏa thuận đền bù với ông này nhưng không thành.
Cũng theo đại diện Công ty Ngọc Thảo, suốt 5 năm được nhận đất, phía công ty hết lần này đến lần khác đề nghị huyện Lạc Dương giải tỏa khu đất của ông Liệu nhưng không được. Vì vậy, sau khi đoàn công tác của huyện xác định ranh giới, doanh nghiệp phải "giải tỏa nóng" để lấy đất cho được việc.
Về vấn đề này, Chánh văn phòng UBND huyện Lạc Dương Sử Thanh Hoài cho rằng, huyện không thể lập đoàn cưỡng chế giùm công ty Ngọc Thảo. Bởi theo hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp với tỉnh, doanh nghiệp phải tự đền bù giải tỏa những diện tích còn vướng hộ dân. "Trường hợp không thỏa thuận được, huyện sẽ đề xuất với tỉnh điều chỉnh diện tích cho thuê vì diện tích còn vướng hộ dân chỉ dưới 1 ha, trong khi diện tích cho thuê là 40 ha", ông Hoài cho biết.
Theo Công an huyện Lạc Dương, bà Lan đã khởi xướng việc thuê 70 người từ địa phương khác đến để chặt phá vườn đã gây mất an ninh trật tự, gây thiệt hại nghiêm trọng cho gia đình ông Liệu. "Những người này rất hung hãn, sẵn sàng khống chế đối phương dù là nam hay nữ. Đây là vụ việc có tổ chức rất chặt chẽ", lãnh đạo Công an huyện Lạc Dương cho hay.